TỔNG HỢP 19 LOẠI GỖ TỰ NHIÊN DÙNG TRONG NỘI THẤT

TÊN VÀ ĐẶC TÍNH , CÁCH NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI GỖ TỰ NHIÊN THÔNG DỤNG TRONG NỘI THẤT HIỆN NAY

Hiện nay trên thị trường sử dụng rất nhiều loại gỗ trong xây dựng và nội thất. Để giúp các bạn nắm rõ hơn về một số loại chuyên dùng cho thiết kế sản xuất thi công đồ gỗ nội thất THƯƠNG HIỆU NỘI THẤT CAO CẤP ECO VINA xin gửi đến một số thông tin về các loại gỗ như sau:

1.     Gỗ Tần Bì (Ash) – Tên Khoa Học: Franxinus spp.
Mô tả chung: Dát gỗ màu từ nhạt đến gần như trắng, tâm gỗ có màu sắc đa dạng, từ nâu xám đến nâu nhạt hoặc vàng nhạt sọc nâu. Nhìn chung vân gỗ thẳng, to, mặt gỗ thô đều. Thứ hạng và trữ lượng tần bì có dát gỗ màu vàng nhạt và một số đặc tính khác tùy vào từng vùng trồng gỗ.

TÊN VÀ ĐẶC TÍNH , CÁCH NHẬN BIẾT GỖ TỰ NHIÊN  TRONG NỘI THẤT HIỆN NAY

Đặc tính ứng dụng: Tần bì có khả năng chịu máy tốt, độ bám ốc, bám đinh và dính keo cao, dễ nhuộm màu và đánh bóng. Tần bì tương đối dễ làm khô. Gỗ ít bị biến dạng khi sấy.
Đặc tính vật lý: Tần bì có khả năng chịu lực tổng thể rất tốt và khả năng này tương ứng với trọng lượng của gỗ. Độ kháng va chạm của tần bì thuộc loại tuyệt vời, gỗ dễ uốn cong bằng hơi nước.
Độ bền: Tâm gỗ không có khả năng kháng sâu. Dát gỗ dễ bị các loại mọt gỗ thông thường tấn công. Tâm gỗ tương đối không thấm chất bảo quản nhưng dát gỗ có thể thấm chất này.
Công dụng chính: đồ gỗ, ván sàn, đồ gỗ chạm khắc và gờ trang trí nội thất cao cấp, cửa, tủ bếp, ván lát ốp, tay cầm của các loại dụng cụ, các dụng cụ thể thao, gỗ tiện…

TÊN VÀ ĐẶC TÍNH , CÁCH NHẬN BIẾT GỖ TỰ NHIÊN  TRONG NỘI THẤT HIỆN NAY

 2.     Gỗ Sồi đỏ (Red Oak) – Tên Khoa Học : Quercus spp. Màu sắc, mặt gỗ, đặc tính và đặc điểm của gỗ Sồi đỏ có thể thay đổi tùy thuộc vào từng vùng trồng gỗ. Về cơ bản gỗ Sồi đỏ tương tự như gỗ Sồi trắng. Dát gỗ từ màu trắng đến nâu nhạt, tâm gỗ màu nâu đỏ hồng. Gỗ có ít đốm hình nổi bật vì các tia gỗ nhỏ hơn. Đa số thớ gỗ thẳng, mặt gỗ thô. Đặc tính ứng dụng:

TÊN VÀ ĐẶC TÍNH , CÁCH NHẬN BIẾT GỖ TỰ NHIÊN  TRONG NỘI THẤT HIỆN NAY

Gỗ chịu máy tốt, độ bám ốc và đinh tốt dù phải khoan trước khi đóng đinh và ốc. Gỗ có thể được nhuộm màu và đánh bóng để thành thành phẩm tốt. Gỗ khô chậm, có xu hướng nứt và cong vênh khi phơi khô. Độ co rút lớn và dễ bị biến dạng khi khô.
 Đặc tính vật lý:
Gỗ cứng và nặng, độ chịu lực uốn xoắn và độ trung bình, độ chịu lực nén cao. Dễ uốn cong bằng hơi nước. Độ bền:
Không có hoặc ít có khả năng kháng sâu ở tâm gỗ. Tương đối dễ xử lý bằng chất bảo quản.
Công dụng chính: Đồ gỗ, ván sàn, vật liệu kiến trúc nội thất, gỗ chạm và gờ trang trí nội thất, cửa, tủ bếp, ván lót, quan tài và hộp đựng nữ trang.

3. Gỗ Sồi trắng (White Oak) – Tên Khoa Học: Quercus spp.  Có màu nâu trắng, dát gỗ màu nhạt, tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu sậm.
Đa số Sồi trắng có vân gỗ thẳng to và dài, mặt gỗ từ trung bình đến thô với các tia gỗ dài hơn Sồi đỏ. Vì vậy, Sồi trắng có nhiều đốm hình hơn.

TÊN VÀ ĐẶC TÍNH , CÁCH NHẬN BIẾT GỖ TỰ NHIÊN  TRONG NỘI THẤT HIỆN NAY

Đặc tính ứng dụng: Gỗ chịu máy tốt, độ bám dính và ốc vít tốt dù phải khoan gỗ trước khi đóng đinh và ốc. Vì gỗ phản ứng với sắt nên người thao tác nên dùng đinh mạ kẽm. Độ bám dính của gỗ thay đổi nhưng gỗ có thể được sơn màu và đánh bóng để trở thành thành phẩm tốt. Gỗ khô chậm nên người thao tác phải cẩn thận để tránh nguy cơ rạn nứt gỗ. Vì độ co rút lớn nên gỗ dễ bị biến dạng khi khô.

Đặc tính vật lý: Gỗ cứng và nặng, độ chịu lực uốn xoắn và lực nén trung bình, độ chắc thấp nhưng rất dễ uốn cong bằng hơi nước. Sồi trắng miền Nam lớn nhanh hơn và các vòng tuổi gỗ rộng, có khuynh hướng cứng và nặng hơn.
Độ bền: Tâm gỗ có khả năng kháng sâu, không bị các loại mọt gỗ thông thường và bọ sừng tấn công, gỗ tuyệt đối không thấm chất bảo quản, dát gỗ tương đối không thấm chất này.
Công dụng chính: Làm cửa cao cấp, ván sàn, tủ buffer, tủ bếp, gỗ chạm trổ, gờ trang trí, ván lót, tà vẹt đường sắt, cầu gỗ, ván đóng thùng, quan tài và hộp đựng nữ trang…

 4.      Gỗ Ốc Chó – Walnut : Tên Khoa Học : Juglan nigra. Dát gỗ màu trắng kem, tâm gỗ màu từ nâu nhạt đến sôcola. Vân gỗ thẳng nhưng đôi khi uốn sóng hoặc cuộn xoáy tạo những đốm hình đẹp mắt.

TÊN VÀ ĐẶC TÍNH , CÁCH NHẬN BIẾT GỖ TỰ NHIÊN  TRONG NỘI THẤT HIỆN NAY

Đặc tính ứng dụng: Gỗ chịu máy tốt, độ bám keo và ốc vít tốt. Gỗ giữ sơn và màu nhuộm rất tốt, có thể đánh bóng để trở thành thành phẩm tốt. Gỗ khô chậm nên người thao tác phải cận thận để tránh nguy cơ rạn nứt gỗ. Gỗ ổn định về kích thước.
Đặc tính vật lý : Gỗ rất cứng, độ chịu lực uốn xoắn và lực nén trung bình, độ chắc thấp nhưng rất dễ uốn cong bằng hơi nước.
 

TÊN VÀ ĐẶC TÍNH , CÁCH NHẬN BIẾT GỖ TỰ NHIÊN  TRONG NỘI THẤT HIỆN NAY

Độ bền: Tâm gỗ có khả năng kháng sâu, là một trong những loại gỗ có độ bền cao ngay cả trong điều kiện dễ hư mục. Dát gỗ dễ bị các loại mọt tấn công.
Công dụng chính : Đồ gỗ, tủ, vật liệu kiến trúc nội thất, gỗ chạm cao cấp, cửa cái, ván sàn…

5.       Gỗ Thích Cứng (Hard Maple) – Tên Khoa Học : Acer Saccharum
Mô tả chung: Dát gỗ màu trắng kem phớt nâu đỏ nhạt. Màu tâm gỗ thay đổi từ đỏ nhạt đến sậm. Lượng gỗ có tâm màu sậm hay nhạt thay đổi tùy theo vùng trồng gỗ. Cả dát và tâm gỗ đều có thể có các vết đốm. Mặt gỗ đẹp, khít, nhìn chung vân gỗ thẳng nhưng có thể dợn sóng, uốn xoắn và xuất hiện các mắt chết trên mặt gỗ.
Đặc tính ứng dụng: Gỗ khô chậm, độ co rút khi sấy khô lớn nên dễ bị biến dạng khi khô. Nên khoan gỗ trước khi đóng đinh và ốc vít. Gỗ chịu máy tốt, dễ tiện và độ dính keo khá, có thể nhuộm màu và đánh bóng để thành thành phẩm tốt.

TÊN VÀ ĐẶC TÍNH , CÁCH NHẬN BIẾT GỖ TỰ NHIÊN  TRONG NỘI THẤT HIỆN NAY

 Đặc tính vật lý: Gỗ cứng và nặng, độ chịu lực tốt, đặc biệt khả năng kháng ma sát và kháng mài mòn cao. Gỗ dễ uốn cong bằng hơi nước. Độ bền: Tâm gỗ không có hoặc ít có khả năng kháng sâu. Dát gỗ dễ bị các loại mọt gỗ thông thường và bọ sừng tấn công. Tâm gỗ không thấm chất bảo quản nhưng dát gỗ có thể thấm chất này.

Công dụng chính: Ván sàn, đồ gỗ, ván lót, tủ bếp, mặt bếp và mặt bàn, gỗ chạm nội thất, cầu thang, thành cầu thang, gờ trang trí, cửa cái…

6.       Gỗ dái ngựa:
Tên Việt Nam: cây Dái ngựa Tên địa phương: săng đào
Tên khoa học: Swietenia macrophylla king. (S.mahogani jacq)
Tên thương phẩm: Honduras mahogani, American Mahogany
 

TÊN VÀ ĐẶC TÍNH , CÁCH NHẬN BIẾT GỖ TỰ NHIÊN  TRONG NỘI THẤT HIỆN NAY

Nhóm: V
Đặc điểm chung:
Gỗ có màu đẹp, dể làm , ít co giản, có sức chống mối mọt cao, tỷ trọng bằng 0,54

7.       Giổi thơm: Tên thường gọi: Giổi thơm, Dầu Gió

Tên khoa học: Tsoongiodendron odorum Chun Nhóm: IV
Đặc điểm của cây:
Cây gỗ to, thường màu xanh, cao 25 m hay hơn nữa, đường kính thân đến trên 1m. Lá đơn, mọc cách, hình bầu dục dài, dài 8 – 17 cm, rộng 3,5 – 7 cm; cuống lá dài 1,2 – 2,5 cm. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, màu đỏ hay tím nhạt, thơm. 9 mảnh bao hoa, xếp 3 vòng, vòng ngoài to nhất, dài 17 – 20mm. Nhị nhiều. Lá noãn 10 – 12 noãn. Quả hình bầu dục, rủ xuống, dài 10 – 18 cm, nặng 0,5 – 0,7kg. Quả đại dính nhau, chứa 3 – 11 hạt màu đỏ.
Phân bố:
• Vùng Bắc Trung bộ: Quế Phong (Nghệ An); Quỳ Châu (Nghệ An) • Vùng Đông Bắc: Bắc Sơn (Lạng Sơn); Quảng Ninh; Văn Bàn (Lào Cai) • Vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nam; Ninh Bình
Giá trị:
Gỗ thường màu xám vàng, thớ mịn, thơm, gỗ mềm.

8.   Chiêu liêu nghệ:  Tên khoa học: Terminalia nigrovenulosa Pierre ex Laness,Terminalia hainanensis Exell/ Terminalia Ivorien Sis

Tên thông dụng: Chiêu liêu nghệ hay chiêu liêu đỏ
Nhóm: III

TÊN VÀ ĐẶC TÍNH , CÁCH NHẬN BIẾT GỖ TỰ NHIÊN  TRONG NỘI THẤT HIỆN NAY

Đặc điểm của cây:
Cây gỗ to, cao đến hơn 20 – 25 m, đường kính thân 0,8 – 1 m. Vỏ từ trắng xám đến vàng xám, dày 2,5 – 3,5 cm, màu vàng nghệ. Cành gần gốc của cây nhỏ có thể biến thành gai. Lá nguyên, có phiến hình trứng, bầu dục hay gần hình tròn, dài 4 – 11 cm, rộng 2,5 – 6 cm, có hai tuyến ở gần gốc, có 5 – 7 đôi gân bậc hai. Cuống lá dài 1 – 2 cm. Cụm hoa chuỳ ở đầu cành hay nách lá, phủ lông mềm gắn màu gỉ sắt. Hoa trắng, nhỏ, lưỡng tính, mẫu 4. Lá đài 4, hình tam giác, dài 1 mm, mặt trong có lông, cánh hoa không có. Nhị 8, thò ra ngoài đài. Bầu dưới, hình thoi, dài 1,5 – 2 mm, có hai noãn. Quả hạch hình bầu dục hay hình trứng ngược, có 3 cánh (rất ít khi 4 cánh), cánh mỏng, dài 2,5 cm, rộng 1,7 – 1,9 cm, hạt 1, dài 4 – 7 mm.
Phân bố:
Việt Nam: Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Hà Tiên (Kiên Giang) • Vùng Đông Nam bộ: Châu Thành: Bà Rịa (Bà Rịa – Vũng Tàu); Thủ Dầu Một (Bình Dương) • Vùng duyên hải Nam Trung bộ: Khánh Hoà • Vùng Tây Nguyên: Chư Prông (Gia Lai); Easúp (Đắk Lắk)
Quốc tế: Campuchia; Lào; Malaixia (bán đảo Malacca); Thái Lan; Trung Quốc (đảo Hải Nam); Trung Quốc (Phúc Kiến); Trung Quốc (Quảng Tây); Trung Quốc (Triết Giang).
Giá trị:
Gỗ có thớ xoắn, kết cấu mịn, cứng, khi khô không bị nứt nẻ, khó mục. Gỗ tốt, dùng để xây dựng và đóng đồ dùng gia đình và nhất là để đóng thuyền vì chịu ngâm nước biển và ít bị hà phá hoại.

9.   Chò Chỉ: Tên khoa học: Parashorea chinensis Wang Hsie
Tên thông dụng: Chò chỉ. Tên thông dụng khác: Mạy kho.
Nhóm: III (Cây gỗ lớn)
Đặc điểm của cây:
 

TÊN VÀ ĐẶC TÍNH , CÁCH NHẬN BIẾT GỖ TỰ NHIÊN  TRONG NỘI THẤT HIỆN NAY

Cây gỗ to, thân hình trụ thẳng, cao 45- 50 m, đường kính 0,8- 0,9 m, chiều cao dưới cành là hơn 30m. Tán thưa, gốc có bạnh nhỏ. Vỏ màu xám, nứt dọc nhẹ. Thịt vỏ vàng và hơi hồng, có nhựa và có mùi thơm nhẹ. Cành lớn thường bị vặn. Lá hình mác hay bầu dục, mặt dưới và trên lá có các gân có lông hình sao. Cụm hoa mọc ở đầu cành hay nách lá. Hoa nhỏ, có mùi thơm đặc biệt. Quả hình trứng, hạt 3- 4
Phân bố:
Địa danh Việt Nam: Vùng Bắc Trung bộ: Hương Khê (Hà Tĩnh); Hương Sơn (Hà Tĩnh); Quan Hoá (Thanh Hoá); Quảng Bình; Quỳ Châu (Nghệ An) Vùng Đông Bắc: Chiêm Hoá (Tuyên Quang); Nà Hang (Tuyên Quang); Thanh Sơn (Phú Thọ). Địa danh quốc tế: Trung Quốc.
Giá trị:
Gỗ chò chỉ vàng nhạt hay hơi hồng, rất bền, chịu nước, chịu chôn vùi, dùng làm cột nhà, để xây dựng và đóng đồ đạc. Dáng đẹp, có thể làm cây đường phố

10.   Căm xe: Tên thường gọi: Căm Xe
Tên khoa học: Xylia xylocarpa (Roxb) Taub. Xylia dolabriformis Benth.
Nhóm: II
 

TÊN VÀ ĐẶC TÍNH , CÁCH NHẬN BIẾT GỖ TỰ NHIÊN  TRONG NỘI THẤT HIỆN NAY

 Đặc điểm chung: Gỗ màu đỏ thẫm, hơi có vân sẫm nhạt xen kẽ, thớ mịn, gỗ nặng, bền, không mối mọt, chịu được mưa nắng, rất cứng 

TÊN VÀ ĐẶC TÍNH , CÁCH NHẬN BIẾT GỖ TỰ NHIÊN  TRONG NỘI THẤT HIỆN NAY

 11.   Gỗ lim Một trong bốn loại gỗ tứ thiết của Việt Nam. Thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum, loài Erythrophleum fordii Nhóm: 2A thuộc nhóm gỗ quý hiếm Tính chất Gỗ lim là loài gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt; có màu hơi nâu đến nâu thẫm; có khả năng chịu lực tốt. Vân gỗ dạng xoắn khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen. 

TÊN VÀ ĐẶC TÍNH , CÁCH NHẬN BIẾT GỖ TỰ NHIÊN  TRONG NỘI THẤT HIỆN NAY

 Công Dụng Gỗ lim thường dùng làm cột, kèo, xà… và các bộ phận cấu trúc trong các công trình xây cất theo lối cổ. Gỗ lim còn được chuộng để làm các đồ gia dụng như giường, phản… Gỗ lim có đặc tính rất quý nữa là không bị cong vênh, nứt nẻ, biến dạng do thời tiết nên rất được ưa chuộng trong việc làm cửa, lát sàn nhà.

TÊN VÀ ĐẶC TÍNH , CÁCH NHẬN BIẾT GỖ TỰ NHIÊN  TRONG NỘI THẤT HIỆN NAY

 12.   Gỗ Gụ : Là loại quý, bền, dễ đánh bóng, không bị mối mọt, ít cong vênh. Hay được dùng để đóng hàng mộc.

TÊN VÀ ĐẶC TÍNH , CÁCH NHẬN BIẾT GỖ TỰ NHIÊN  TRONG NỘI THẤT HIỆN NAY

– Có thớ thẳng, vân đẹp, mịn, màu vàng trắng, để lâu chuyển màu nâu sẫm rồi chuyển thành màu cánh gián, lâu năm đen như sừng. Khi đánh bóng bằng vecni gỗ gụ sẽ lên màu nâu đậm, hoặc mầu nâu đỏ.
– Có mùi chua nhưng không hăng. 
Vân gỗ gụ | Vuông Tròn 

13.   Gỗ Hương – Là loại quý, có mùi thơm trong quá trình sử dụng.Có màu nâu hồng khi đã được đưa vào sử dụng theo thời gian: vân đẹp, thớ gỗ lại rất nhỏ. Bản chất của nó là rất cứng, rắn, chắc.

– Nó có nhiều tên gọi khác nhau dựa vào tính chất của vùng miền như: hương đá , hương nghệ , hương vàng , hương xoan , hương vườn…

– Cầm thanh ta thấy thanh rất khô và cứng cáp chắc và nặng, khi ngửi có mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu.
– Một cách nữa thường dùng để nhận biết là ngâm vào nước, vì khi ngâm vào nước thì nước ngâm sẽ chuyển dần từ màu trắng sang màu xanh nước chè.
Sập gỗ hương| Vuông Tròn 

14.   Gỗ Mun
• Thường được dùng để đóng bàn ghế, tạc tượng, điêu khắc tranh.
• Khi ướt thì mềm dễ xử lý, gia công, nhưng khi khô thì rất cứng
• Rất bền, chắc không bị mối mọt, ít cong vênh, hay nứt chân chim.
• Nặng, thớ rất mịn, có màu đen tuyền hoặc màu đen sọc trắng, khi dùng lâu sẽ bong như sừng.
 

TÊN VÀ ĐẶC TÍNH , CÁCH NHẬN BIẾT GỖ TỰ NHIÊN  TRONG NỘI THẤT HIỆN NAY

Bộ sofa gỗ mun| Vuông Tròn 

15.   Gỗ Sưa
– Gỗ Sưa hay còn gọi là trắc thối (quả có mùi thối), huê mộc vàng, huỳnh đàn. Có ba loại là sưa trắng, sưa đỏ và sưa đen. Sưa trắng có giá trị thấp nhất, sau đó là Sưa đỏ, Sưa màu đen được gọi là tuyệt, loài này rất hiếm.
– Có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp. Nó vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng, có mùi thơm mát thoảng hương trầm, khi đốt tàn có màu trắng đục.
– Có vân 4 mặt chứ không phải như những loại khác chỉ có vân 2 mặt. Vân nổi lên từng lớp từng lớp rất đẹp, thớ mịn, nhỏ, màu hồng hoặc đỏ sẫm, thi thoảng có thớ màu đen.
– Nó có màu đỏ giống màu đỏ bã trầu, để lâu phủ bụi có thể xuống màu song dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu lại sáng đỏ.
Sưa | Vuông Tròn 

16.   Gỗ Trắc
– Thuộc cây lớn, rất cứng, nặng, thớ mịn có mùi chua nhưng không hăng, rất bền không bị mối mọt, cong vênh.
 

TÊN VÀ ĐẶC TÍNH , CÁCH NHẬN BIẾT GỖ TỰ NHIÊN  TRONG NỘI THẤT HIỆN NAY

– Có ba loài là trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen. Giá trị lần lượt từ trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen.
– Thường dùng để đóng bàn ghế, giường tủ cao cấp, tạc tượng khắc tranh.
– Khi quay giấy ráp thì rất bóng bởi trong nó có sẵn tinh dầu. 
Sập gỗ trắc | Vuông Tròn 

17.   Gỗ Pơ Mu
– Có màu vàng, thớ mịn, vân đẹp, tương đối nhẹ, không cong vênh. Nó có mùi thơm đặc trưng.
 

TÊN VÀ ĐẶC TÍNH , CÁCH NHẬN BIẾT GỖ TỰ NHIÊN  TRONG NỘI THẤT HIỆN NAY

– Nó là loại quý, không bị mối mọt, dùng đồ nội thất ở trong nhà có thể chống được các loại côn trùng như muỗi, kiến, gián. gỗ Pơ mu | Vuông Tròn Group

18.   Gỗ Xoan Đào
– Xoan đào là cây xoan rừng, mọc hoang, gỗ lớn, màu hồng sẫm mới xẻ. Xoan đào cứng, chắc, thớ mịn, vân đẹp, màu hồng đào
 

TÊN VÀ ĐẶC TÍNH , CÁCH NHẬN BIẾT GỖ TỰ NHIÊN  TRONG NỘI THẤT HIỆN NAY

– Chịu nhiệt, chịu nén, chịu nước, chịu lực tốt. Chống được mối mọt, ít bị cong vênh, nứt nẻ.
Xoan đào | Vuông Tròn 

19.   Gỗ gõ Đỏ Hiện nay tại thị trường Việt Nam có 3 loại gõ đỏ chính dựa vào nguồn gốc xuất sứ đó là Nam Phi, Lào và Việt Nam, một số nhỏ nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc Thái Lan nhưng không đáng kể.

TÊN VÀ ĐẶC TÍNH , CÁCH NHẬN BIẾT GỖ TỰ NHIÊN  TRONG NỘI THẤT HIỆN NAY

Gỗ gõ đỏ Lào

Với đặc điểm tự nhiên nhiều đồi núi, Lào là một trong những quốc gia có nguồn xuất khẩu gỗ gõ lớn trên thế giới với những cây gỗ lâu năm, gỗ có màu đậm, nặng, vân đẹp, khối lớn. Chình vì vậy gỗ gõ nhập khẩu từ Lào được đánh giá rất cao và có giá trị lớn.

Gỗ gõ Nam Phi

Nam Phi hay một số quốc gia Châu Phi khác, rừng chủ yếu là trồng, gỗ thường có tuổi đời ngắn chính vì vậy gỗ gõ Nam Phi có trọng lượng nhẹ hơn, màu gỗ nhạt hơn, vân không đẹp bằng gỗ gõ Lào. Giá trị gỗ và chất lượng cũng thấp hơn.

Gỗ gõ đỏ Nam Phi có tuổi đời ngắn hơn do đó màu gỗ nhạt hơn và có giá trị kinh tế không cao bằng gỗ gõ đỏ Lào

Gỗ gõ Việt Nam

Trước đây nhiều năm gỗ gõ từ Việt Nam cũng được đánh giá khá cao, tuy nhiên những năm gần đây việc khai thác tận diệt, chặt cây khi còn non để lấy gỗ khiến chất lượng gỗ giảm sút tương tự như gỗ gõ Nam Phi. Một số những cây già lâu năm thì được đánh giá ngang với gỗ từ Lào.

Để tìm hiểu kỹ hơn về gỗ tự nhiên và vật liệu hoàn thiện, bạn có liên hệ tới chúng tôi :https://noithatecovina.vn/

CÔNG TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ECO VINA VIỆT NAM

MST: 0107380682 Được cấp bởi sở KHĐT TP Hà Nội
Đia chỉ VP: 
Tầng 2, Tòa Nhà ATS Số 08 Phạm Hùng - Nam Từ Liêm- Hà Nội ( Đối diện TT Hội Nghị Quốc Gia) 
Nhà máy sản xuất: Cụm CN Phố Nối A - Hưng Yên 
Điện thoại : 024.66.832.777 - Hotline :
0903.533.766

Thiết kế thi công nội thất nhà văn phòng máy khu
Thiết kế nội thất chug cư
Thiết kế chung cư times city
Thiết kế chung cư cầu giấy
Thiết kế chung cư Keangnam
Thiết kế nội thất biệt thự
Thiết kế showroom
Thiết kế văn phòng MB
Thiết kế và phát triển website bởi kenhdichvu.vn